Khi phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng đau thần kinh tọa, rất có thể nguyên nhân là do đĩa đệm thoát vị gây ảnh hưởng lên các rễ thần kinh cột sống. Điều này hiếm khi xảy ra và xác suất chỉ ở mức khoảng 1%.
Mặc dù thoát vị đĩa đệm có thể không hình thành do mang thai, tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng này có xu hướng xuất hiện cao hơn ở những phụ nữ mang thai trên 30 tuổi – nhóm tuổi thường gặp các vấn đề về đĩa đệm.
Xem thêm: thiết kế web
1. Triệu chứng đau thần kinh toạ khi mang thai
Một triệu chứng đau phổ biến liên quan đến thời kỳ này của người phụ nữ chính là đau vùng xương chậu – với những triệu chứng khá tương tự như đau thần kinh tọa.
- Cảm giác đau nhói, âm ỉ ở vùng xương chậu sau
- Cơn đau có thể lan xuống mông và mặt sau của đùi
- Khác với đau thần kinh tọa, thường không thể xác định chính xác vị trí đau và có thể thay đổi vùng đau trong quá trình mang thai.
2. Làm thế nào để giảm đau thần kinh toạ
Nếu phụ nữ mang thai gặp phải những cơn đau thoát vị đĩa đệm/đau thần kinh tọa, một số gợi ý có thể giúp giảm đau là:
Liệu pháp nhiệt nóng/lạnh
- Với cơn đau cấp tính, chườm đá có thể giúp làm tê cơn đau và giảm các triệu chứng ngay lập tức.
- Với cơn đau mạn tính hoặc tái phát, hãy thử nhiệt nóng để giúp giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và chất dinh dưỡng, giảm đau nhức.
Thực hiện các bài tập giãn cơ an toàn
Hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ để có những bài tập phù hợp với giai đoạn mang thai.
Đi bộ ngắn
Đi bộ quãng ngắn có thể cải thiện chức năng và ổn định ở lưng dưới. Bên cạnh đó là uống nhiều nước và tránh việc vận động quá sức.
Các triệu chứng đau thần kinh tọa và đau lưng phải luôn được xem xét và giải quyết càng sớm càng tốt trong quá trình mang thai. Mặc dù đây là căn bệnh không phổ biến, nhưng việc hiểu rõ nguyên nhân cơ bản có thể giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Xem thêm: thiết kế web