Thoái hoá khớp gối và phương pháp điều trị

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp ở đầu gối phổ biến nhất. Với sự tiến bộ không ngừng nghỉ của nền y học hiện đại, ngày nay bệnh nhân có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị vấn đề sức khỏe này này. Tìm hiểu về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối có thể giúp người bệnh nâng cao ý thức trong việc tuân thủ trị liệu nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

 

Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá khớp gối

Thoái hóa khớp gối là hệ quả của tình trạng mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp – phân hủy của sụn và xương dưới sụn tại đây. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa bởi một số yếu tố như di truyền, chuyển hóa, chấn thương… Nếu không sớm được điều trị, kiểm soát tốt, hiện tượng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường (nhuyễn hoá sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, hình thành gai xương…), từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Vậy, bị thoái hóa khớp gối có chữa được không? Sau đây là các  phương pháp điều trị tình trạng thoái hóa ở khớp gối thông dụng và hữu hiệu nhất.

Cách điều trị thoái hóa khớp gối thường được bác sĩ chỉ định

Thực tế, khớp gối bị thoái hóa không thể phục hồi như cũ. Do đó, các phương pháp chữa thoái hóa khớp gối hiện nay chủ yếu tập trung vào các yếu tố sau:

  • Giảm đau
  • Làm chậm quá trình tiến triển của bệnh
  • Phục hồi chức năng vận động của khớp gối
  • Hạn chế cũng như ngăn ngừa khớp biến dạng
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh

1. Giảm cân, duy trì cân nặng

Đối với những bệnh nhân bị thừa cân hoặc thậm chí là béo phì, giảm bớt cân nặng sẽ giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên đầu gối đáng kể. Điều này không chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà còn làm chậm quá trình thoái hóa.

2. Cố gắng tập thể dục thường xuyên

Một trong những biện pháp đơn giản, hữu hiệu nhất giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh là tập thể dục thể thao. Ở những người bị thoái hóa khớp gối, phương pháp chữa trị này có thể gây ít nhiều khó khăn vào thời gian đầu. Tuy nhiên, thực hiện đều đặn các bài tập cho người bị thoái hóa khớp gối sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đau và tình trạng thoái hóa ở đầu gối..

3. Thực hiện các liệu pháp thay thế

Áp dụng một số liệu pháp thay thế như sau cũng có khả năng giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng khớp gối bị thoái hóa, bao gồm:

Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Liệu pháp chườm lạnh và chườm nóng có khả năng làm dịu cơn đau khớp gối do thoái hoá và không kéo theo tác dụng phụ gì. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong đợi, bệnh nhân cần lưu ý chườm lạnh trước tiên đối với khớp bị sưng đau. Sau khi đầu gối giảm sưng, người bệnh có thể chuyển sang chườm nóng để thuyên giảm tình trạng cứng khớp tại đây.

Xoa bóp, massage

Co thắt cơ xung quanh là tình trạng khó thể tránh khỏi ở những bệnh nhân bị thoái hóa ở khớp. Trong trường hợp này, người bệnh có thể áp dụng biện pháp massage, xoa bóp để thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau, đồng thời kích thích lưu lượng máu đến khu vực này. Tuy vậy, hiệu quả massage trong việc chữa trị thoái hóa khớp gối chỉ mang tính tạm thời.

Cải thiện giấc ngủ

Các cơn đau dai dẳng, khó chịu ở đầu gối có thể ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ của người bệnh. Cải thiện giấc ngủ là điều cần thiết trong trường hợp này, vì một giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp bệnh nhân có nhiều lợi thế hơn trong quá trình điều trị, kiểm soát tốt căn bệnh thoái hóa khớp gối.

Châm cứu

Liệu pháp châm cứu sử dụng kim hoặc que nhọn tiệt trùng kích thích vào các huyệt để đả thông kinh mạch và lưu thông khí huyết, từ đó hỗ trợ điều trị các trường hợp thoái hóa khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng biện pháp châm cứu không phù hợp với tất cả mọi người và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản về lĩnh vực này. Người bệnh nên tham vấn bác sĩ trước khi quyết định áp dụng.

4. Chế độ dinh dưỡng cho tình trạng thoái hóa khớp

Khi lên kế hoạch chữa trị lâu dài, người bệnh cũng cần để ý đến vấn đề ăn uống hàng ngày. Mặc dù dinh dưỡng không thể đảo ngược quá trình thoái hóa, nhưng một chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, giàu chất chống oxy hóa như omega-3, vitamin C, beta-carotene… có thể đem lại những lợi ích như:

  • Kiểm soát tốt cân nặng
  • Hỗ trợ sụn chắc khỏe, linh hoạt
  • Thuyên giảm tình trạng viêm

5. Sử dụng nẹp đầu gối nhằm hỗ trợ bảo vệ khớp

Nẹp đầu gối y tế là công cụ giúp kiểm soát tình trạng khó chịu do thoái hóa khớp gối đem lại. Không chỉ giúp giảm đau bằng cách giảm tải trọng lượng cơ thể đè nặng lên phần tổn thương nghiêm trọng nhất của đầu gối, nẹp đầu gối còn có thể hỗ trợ khả năng đi lại của người bệnh.

Hiện nay, người đang điều trị bằng phương pháp này có thể chọn dùng nhiều loại nẹp khác nhau. Ví dụ như nẹp giảm áp, nẹp giúp phục hồi chức năng… Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại nẹp đầu gối phù hợp.

6. Điều trị thoái hoá khớp gối bằng thuốc giảm đau

Một trong những yếu tố không thể thiếu khi chữa thoái hóa khớp gối là loại bỏ tình trạng đau nhức dai dẳng, khó chịu tại đây. Trong trường hợp này, người bệnh có thể tìm đến sự trợ giúp từ một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như:

  • Thuốc giảm đau không kê toa (OTC): paracetamol (acetaminophen), các thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen…
  • Thuốc giảm đau kê đơn: nếu người bệnh không đáp ứng tốt với các loại thuốc giảm đau OTC hoặc gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc, bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc đặc hiệu phù hợp hơn. Hiện nay, thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 thường được chỉ định với tác dụng giảm đau, kháng viêm tương tự thuốc NSAIDs truyền thống nhưng ít ảnh hưởng lên dạ dày và thận hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau dưới dạng kem hoặc gel bôi ngoài da bên cạnh đường uống. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ này được cho là ít đem lại tác dụng phụ hơn, ví dụ như đau dạ dày, so với thuốc dạng uống.

Tuy vậy, bệnh nhân khi dùng thuốc cần lưu ý rằng thuốc giảm đau đường uống hay dạng bôi ngoài da đều chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng thoái hóa khớp gối, cụ thể là đau nhức ở đầu gối, chứ không thể chữa lành hoàn toàn tình trạng sức khỏe này.

7. Tiêm nội khớp

Tiêm steroid

Người bệnh có thể cần tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp với tình trạng đau nặng để giảm viêm, nhờ đó thuyên giảm tình trạng sưng cứng và đau nhức đầu gối. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài vì đôi khi, steroid có thể góp phần bào mòn lớp sụn ở khớp gối.

PRP trong điều trị chấn thương thể thao là một chế phẩm máu có hàm lượng tiểu cầu cao gấp 2 – 8 lần so với lượng tiểu cầu trong máu bình thường. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối bị tổn hại do thoái hóa có thể kích thích quá trình chữa lành thương tổn tại đây, từ đó đem lại hiệu quả giảm đau cũng như hỗ trợ cải thiện chức năng hoạt động của khớp gối.

Một số lựa chọn khác

  • Tiêm axit hyaluronic: cung cấp dịch giúp bôi trơn khớp gối, nhờ đó xoa dịu cơn đau và hỗ trợ khớp hoạt động.
  • Tiêm tế bào gốc: chủ yếu sử dụng các yếu tố tăng trưởng và tế bào gốc từ tủy xương hoặc mô mỡ (adipose) để kích thích mô mới phát triển thay thế cho các mô khớp đã bị tổn thương.

8. Phẫu thuật thoái hoá khớp gối

Nếu tình trạng đau nhức khớp gối liên quan đến thoái hóa trở nên nghiêm trọng, đồng thời bệnh nhân không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị bảo tồn như trên, phẫu thuật sẽ là lựa chọn cần thiết. 

Một số lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối

Việc lựa chọn biện pháp điều trị sẽ được bác sĩ chuyên khoa xương khớp dựa trên tình trạng, mức độ và giai đoạn thoái hóa khớp gối. Ở những trường hợp cần phẫu thuật khớp gối, người bệnh cần lưu ý giữ vết mổ luôn khô và sạch sẽ cho đến khi nó lành hẳn. Sử dụng băng, gạc tiệt trùng sẽ giúp giảm kích ứng từ quần áo tác động lên vết thương.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy chán ăn trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh nên biết rằng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh và khoa học không chỉ giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn mà còn thúc đẩy quá trình làm lành vết mổ.

Ngoài ra, dù lựa chọn điều trị bảo tồn hay xâm lấn, bệnh nhân vẫn nên tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ nhằm phục hồi chức năng cũng như tính linh hoạt của khớp gối, đồng thời ngăn chặn quá trình thoái hóa tiếp tục tiến triển. Mỗi bệnh nhân sẽ có một liệu trình tập luyện riêng nên cần tham vấn với bác sĩ để được gợi ý, đề xuất các bài tập phù hợp.

Trên đây là những phương pháp chữa trị thoái hoá khớp gối được chia sẻ từ bác sĩ phòng khám chuyên khoa Tâm Thuận Phúc. Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh, quy trình thăm khám chữa bệnh và chi phí điều trị bạn có thể liên lạc với phòng khám thông qua hotline: 0568468999 hoặc qua Fanpage của phòng khám, qua website http://pktamthuanphuc.com/ của phòng khám và qua trực tiếp phòng khám tại số 597A Phạm Ngọc Thạch, Khu phố 5, P.Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

Leave Comments

0568 468 999
0568468999